Vật lý - Chương VI: Tính chất sóng của ánh sáng

doc6 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vật lý - Chương VI: Tính chất sóng của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG
NHẬN BIẾT
Câu 1: Chiếu một chùm tia song song rất hẹp sáng trắng qua một lăng kính thì chùm tia sáng sẽ tách ra thành một chùm tia có các màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng
A. tán sắc ánh sáng.	B. giao thoa ánh sáng. 	
C. khúc xạ ánh sáng. 	D. nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 2: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng 
A. có một màu và bước sóng nhất định, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc.
B. có tần số và một bước sóng xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc.
C. có tần số và một bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc.
D. có một màu và bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc.
Câu 3: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân là i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 4: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ có thể xảy ra khi hai nguồn sáng là hai nguồn 
A. cùng pha 	B. kết hợp 	
C. cùng cường độ sáng 	D. đơn sắc
Câu 5: Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát 
A. không có các vân màu.
B. thu được một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. có các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối.
D. thu được vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như cầu vồng.
Câu 6: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra?
A. Chất rắn	B. Chất lỏng
C. Chất khí ở áp suất thấp 	D. Chất khí ở áp suất cao
Câu 7: Quang phổ nào sau đây của một chất dùng để xác định thành phần hóa học của chất đó? 
A. Quang phổ vạch phát xạ.	 B. Quang phổ liên tục.	
C. Quang phổ liên tục và hấp thụ.	 D. Cả ba loại quang phổ: liên tục, phát xạ và hấp thụ.
Câu 8: Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là
A. chiếu ánh sáng trắng qua một chất hơi bị nung nóng phát ra.
B. các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra.
C. những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 3000oC.
D. các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra.
Câu 9 : Tia X 
A. là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500o C.
C. không có khả năng đâm xuyên.
D. là tia có thể nhìn thấy được vì có khả năng làm phát quang một số chất.
Câu 10: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ
A. đơn sắc, có màu hồng.
B. đơn sắc, không màu nằm ngoài vùng đỏ của quang phổ liên tục.
C. không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn 0,76µm đến khoảng vài milimét.
Câu 11: Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau
A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen.
B. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
D. tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy.
Câu 12: Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 trong TN0 Iâng bằng 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh bằng 3m, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 1,5mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,4mm.	B. 0,65mm.	C. 0,5mm.	D. 0,6mm.
Câu 13: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là 1m. Vị trí vân tối thứ 5 cách vân sáng chính giữa là
	A. 5,4mm.	B. 12mm.	C. 4,8mm.	D. 24mm.
THÔNG HIỂU
Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tán sắc ánh sáng?
A. Khi truyền qua lăng kính, ánh sáng bị tán sắc là ánh sáng trắng, ánh sáng không bị tán sắc là ánh sáng đơn sắc.
B. Hiện tượng tán sắc là hiện tượng ánh sáng bị tách ra thành nhiều chùm ánh sáng có màu khác nhau.
C. Nguyên nhân của tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu sắc của ánh sáng.
D. Một cách để thực hiện sự tán sắc của ánh sáng trắng là cho chùm ánh sáng trắng truyền qua lăng kính.
Câu 15: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng có giá trị
A. lớn nhất đối với ánh sáng màu đỏ, còn đối với các màu khác chiết suất nhỏ hơn.
B. nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím.
C. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím.
D. như nhau đối với tất cả các ánh sáng màu từ đỏ đến tím.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
Chiếu 1 chùm sáng trắng hẹp có dạng 1 tia sáng tới mặt bên lăng kính theo hướng từ đáy lên thì chùm tia ló sẽ 
A. bị lệch về phía đáy của lăng kính
B. tách ra thành nhiều chùm tia có màu sắc khác nhau.
C. tia màu đỏ bị lệch ít nhất, màu tím bị lệch nhiều nhất
D. gồm 7 màu là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 
Câu 17: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
A. tần số không đổi và vận tốc không đổi.	B. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi.
C. tần số thay đổi và vận tốc không đổi.	D. tần số không đổi và vận tốc thay đổi.
Câu 18: Khi nói về sự giao thoa ánh sáng đơn sắc thì nhận xét nào sau đây là sai.
A. Các vân sáng nằm xen kẽ với các vân tối và cách nhau đều đặn. 
B. Bước sóng ánh sáng càng dài thì khoảng vân càng lớn.
C. Khoảng vân của ánh sáng màu vàng thì lớn hơn khoảng vân của ánh sáng màu lục. 
D. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối cạnh nhau gọi là khoảng vân.
Câu 19: Trong thí nghiệm Young vân tối thứ nhất xuất hiện trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm 
A. i/4	B. i/2	C. i	D. 2i
Câu 20: Nguồn sáng nào sau đây không cho quang phổ liên tục?
A. Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn.	B. Một đèn LED đỏ đang phát sáng.
C. Mặt trời.	D. Miếng sắt nung nóng
Câu 21: Nghiên cứu quang phổ liên tục cho ta biết
A. vật phát quang phổ được làm từ chất gì.	B. vật phát quang phổ ở cách ta bao xa.
C. nhiệt độ của vật phát sáng.	 D. tỉ lệ khối lượng của vật có trong mẫu chất.
Câu 22: Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?
A. Quang điện.	 B. Sinh lí.
C. Kích thích sự phát quang.	 D. Chiếu sáng.
Câu 23: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, vân sáng bậc hai xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1 và S2 đến các vị trí đó bằng
A. /4. B. /2. C. . D. 2.
Câu 24: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, gọi i là khoảng vân giao thoa, vân tối thứ ba xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là
A. 3,5i. B. i/2. C. 1,5i. D. 2,5i.
Câu 25: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, người ta chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng =0,6mm, khoảng cách giữa 2 khe là 1 mm. Khoảng cách từ 2 khe tới màn là 3m. Tại vị trí cách vân trung tâm 6,3 mm ta thấy có
A. vân sáng bậc 5. 	 B. vân sáng bậc 4. 
C. vân tối thứ 6. 	 D. vân tối thứ 4. 
Câu 26: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa với ánh sáng trắng (λđ = 0,760 mm , λt=0,400mm), khoảng cách giữa hai khe là a = 0,3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Bề rộng của quang phổ bậc một là
A. 2,4 mm. 	B. 1,8 mm. 	C. 2,7 mm. 	D. 5,1 mm. 
Câu 27: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,2mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là 1m. Biết khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5cm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là
	A. 0,6 μm.	B. 0,45 μm.	C. 0,55 μm.	D. 0,5 μm.
Câu 28: Làm thí nghiệm với hai khe Iâng lần lượt với hai bức xạ λ1 = 560nm và λ2 thì ta thấy 6 khoảng vân i1 của λ1 trùng với 7 khoảng vân của λ2. Bước sóng λ2 bằng
	A. 0,64 μm.	B. 0,48 μm.	C. 510nm.	D. 600nm.
VẬN DỤNG
Câu 29: Khi thực hiện giao thoa ánh sáng với thí nghệm khe Iâng, nếu dùng nguồn sáng đơn sắc màu lam thì trên màn thu được các vạch sáng quá gần nhau làm cho việc quan sát gặp khó khăn. Để tăng khoảng cách giữa các vân sáng ta có thể thực hiện theo cách
A. thay nguồn sáng với ánh sáng đơn sắc màu vàng.
B. giảm khoảng cách từ hai khe đến màn.
C. tăng khoảng cách từ nguồn sáng đến hai khe.
D. tăng khoảng cách giữa hai khe.
Câu 30: Quang phổ phát xạ của hiđrô có vạch màu đỏ ứng với bước sóng λ = 0,6563 μm. Trong quang phổ hấp thụ của hiđrô
A. thiếu mọi sóng với các bước sóng λ>0,6563 μm.
 B. thiếu mọi sóng với các bước sóng λ<0,6563 μm.
C. thiếu vạch quang phổ ứng với bước sóng λ=0,6563 μm.
D. chỉ có vạch màu đỏ ứng với bước sóng λ=0,6563 μm.
Câu 31: Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc khe hẹp thì ánh sáng không tuân theo qui luật truyền thẳng.
B. Mỗi chùm sáng đơn sắc có bước sóng và tần số xác định.
C. Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. Trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, trên màn thu được các vết sáng, tối xen kẽ nhau nhưng không đều đặn.
Câu 32: Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong không khí là λ = 0.58µm, thì trong nước (có chiết suất n = 4/3) bước sóng của nó bằng bao nhiêu?
A. 0,77	µm.	B. 0.648µm.	C. 0.435µm.	D. 0.405µm.
Câu 33: Một thấu kính 2 mặt lồi bằng thuỷ tinh có có cùng bán kính R=10cm. Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt bằng nđ=1,495 và nt=1,51. Tìm khoảng cách giữa các tiêu điểm của thấu kính ứng với các ánh sáng đỏ và tím
A. 1,278 mm. B. 2,971 mm. C. 5,942 mm. D. 4,984 mm.
Câu 34: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, người ta chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng =0,5mm, khoảng cách giữa 2 khe là 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe tới màn là 1m. khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 5 ở 2 bên so với vân trung tâm là:
A. 0,375 mm. B. 1,875 mm. C. 18,75mm. D. 3,75 mm.
Câu 35: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng vân là 1,12.103. Xét 2 điểm M và N cùng một phía so với vân chính giữa, với OM=0,56.104và ON=1,288.104, giữa M và N có bao nhiêu vân tối?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 36: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng nhờ khe Iâng, 2 khe hẹp cách nhau 1,5 mm. Khoảng cách từ màn E đến 2 khe là 2 m, hai khe hẹp được rọi đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là =0,48mm và = 0,64mm. Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa vân trung tâm và vân sáng cùng màu với vân trung tâm? 
A. 2,56 mm. B. 1,92 mm. C. 2,36 mm. D. 5,12 mm.
Câu 37: Chiết suất của một lăng kính thủy tinh đối với bức xạ màu đỏ là 1,5 màu tím là 1,54. Chiếu một ánh sáng trắng vào lăng kính có góc chiết quang bằng 50 thì góc lệch giữa hai tia ló đỏ và tím là
A. 15’	B. 12’	C. 10’	D. 8’
Câu 38: Chiếu chùm sáng gồm bốn ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lục, tím theo phương vuông góc với mặt bên AB của lăng kính có góc chiết quang A= 450 đặt trong không khí. Biết tia sáng đơn sắc màu lục ló ra khỏi lăng kính nằm sát mặt bên AC. Các tia ló ra khỏi lăng kính gồm các ánh sáng đơn sắc
A. đỏ, vàng, lục.	B. vàng, lục.	
D. lục, tím.	 	D. đỏ, vàng, lục, tím. 
Câu 39: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng trắng có λđ = 0,76μm, λt = 0,4μm, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M cách vân sáng chính giữa 7,2mm số tia sáng đơn sắc cho vân tối là
A. 3 tia.	B. 5 tia.	C. 4 tia.	D. 7 tia.
Câu 40: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là 2m. Bề rộng của miền giao thoa là 32mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là	
A. 15	B. 16	C.17	D.18
CHƯƠNG VII: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
NHẬN BIẾT
Câu 1: Hiện tượng quang điện là hiện tượng 
A. một dây kim loại nóng, sáng khi có dòng điện đi qua nó.
B. cho một chùm electron bắn vào kim loại làm phát ra tia X.
C. cho một chùm sáng chiếu vào một vòng dây dẫn để tạo ra một dòng điện.
D. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi rọi vào kim loại một bức xạ điện từ thích hợp.
Câu 2: Giới hạn quang điện của kim loại là
A. cường độ tối thiểu của chùm sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện. 
B. vận tốc lớn nhất của electron quang điện.
C. thời gian rọi sáng tối thiểu cần thiết để gây ra hiện tượng quang điện.
D. bước sóng lớn nhất của bức xạ điện từ có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 3: Để gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. Tần số nhỏ một tần số xác định đối với từng kim loại.
B. Tần số nhỏ hơn một tần số nào đó.
C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.
D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
Câu 4: Khi bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp chiếu vào ca tốt của một tế bào quang điện, thì cường độ dòng quang điện bão hoà
A. tỉ lệ với bình phương cường độ chùm sáng.
B. tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng.
C. tỉ lệ với căn bậc hai cường độ chùm sáng.
D. triệt tiêu khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn một giá trị giới hạn nào đó.
Câu 5: Khi xảy ra hiện tượng quang điện, thì vận tốc ban đầu cực đại của êlectron
A. tỉ lệ với căn bậc hai của cường độ chùm sáng.
B. không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại làm ca tốt.
C. tỉ lệ với cường độ của chùm ánh sáng kích thích.
D. tỉ lệ với bình phương của bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 6: Quang êlectrôn bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu bởi ánh sáng có 
A. bước sóng nhỏ hơn hay bằng một bước sóng giới hạn xác định.
B. bước sóng rất lớn.
C. cường độ của chùm sáng rất lớn.
D. tần số ánh sáng rất nhỏ.
Câu 7: Chọn câu sai.
A. Quang trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.
B. Bộ phận quan trọng của quang trở là lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.
C. Quang trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ.
D. Hiện tượng xảy ra bên trong quang trở khi chiếu ánh sáng thích hợp là hiện tượng quang điện trong.
Câu 8: Chọn phát biểu sai.
A. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn.
B. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy.
C. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có sóng ánh sáng thích hợp chiếu vào.
D. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 9: Trong các mạch điều khiển tự động, quang điện trở được dùng thay thế cho tế bào quang điện là do
A. quang trở không cần nguồn điện để hoạt động.
B. quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và bức xạ hồng ngoại.
C. quang trở dễ chế tạo hơn.
D. mạch điện dùng quang trở đơn giản hơn.
Câu 10: Pin quang điện là nguồn điện trong đó
A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. năng lượng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện.
D. khi được chiếu sáng thì trở thành một máy phát điện.
Câu 11: Trạng thái dừng của một nguyên tử là
A. trạng thái đứng yên của nguyên tử.
B. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
C. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.
D. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại.
Câu 12: Bốn vạch đỏ, lam, chàm, tím trong quang phổ của nguyên tử hiđrô thuộc dãy
A. Laiman	B. Banme.
C. Pasen.	D. Laiman một vạch, dãy Ban me hai vạch và dãy Pasen một vạch.
Câu 13: Cường độ chùm sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ
A. giảm tỉ lệ với độ dài đường đi của tia sáng.
B. giảm tỉ lệ với bình phương độ dài đường đi của tia sáng.
C. giảm theo định luật hàm mũ của độ dài đường đi của tia sáng.
D. giảm theo tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi của tia sáng.
Câu 14: Chọn câu sai về tính chất của tia laze: Tia laze
A. có tính đơn sắc rất cao.	B. là chùm sáng kết hợp.
C. có tính định hướng không cao.	D. có cường độ lớn.
Câu 15: Sau khi ánh sáng kích thích tắt, ánh sáng phát ra do hiện tượng 
A. lân quang tồn tại lâu còn ánh sáng huỳnh quang tắt ngay.
B. lân quang và huỳnh quang cũng tắt ngay.
C. lân quang và huỳnh quang còn tồn tại rất lâu.
D. lân quang tắt ngay còn ánh sáng huỳnh quang vẫn tồn tại rất lâu.
Câu 16: Chọn câu sai.
Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích và có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Các chuyển dời có thể xảy ra là
A. từ M về K.	B. từ M về L	C. từ L về K	D. từ N về K
Câu 17: Kim loại có công thoát electron là A = 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,2 μm thì bức xạ gây hiện tượng quang điện
A. cả hai bức xạ. 	 B. không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên.
C. chỉ bức xạ λ1.	 D. chỉ bức xạ λ2.
Câu 18: Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng tím có bước sóng λ = 0,4 mm là
A. 30,3eV.	B.	4,85.10 -25 J.	C.	3,03 eV. D.4,85.10-19 J.	
Câu 19: Cho công thoát electron của kim loại là A = 2 eV. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là
A. 0,625 μm	B. 0,525 μm	C. 0,675 μm	D. 0,585 μm
Câu 20: Cho bán kính quỹ đạo Bohr thứ nhất 0,53.10-10 m. Bán kính quỹ đạo Bohr thứ năm là
A. 2,65.10-10 m	 B. 0,106.10-10 m	 C. 10,25.10-10 m	 D. 13,25.10-10 m
Câu 21: Khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng En=-0,85eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng Em = -13,6V thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng
	A. 0,0974 μm.	B.0,434 μm.	C. 0,6563 μm.	D. 0,486 μm.
THÔNG HIỂU
Câu 22: Trong hiện tượng quang điện, khi chùm sáng kích thích có λ thích hợp thì dòng quang điện
A. chỉ xuất hiện khi cường độ của chùm sáng kích thích lớn hơn một giá trị giới hạn, xác định đối với mỗi kim loại.
B. chỉ xuất hiện sau một thời gian rọi sáng nào đó.
C. chỉ xuất hiện nếu cường độ chùm sáng đủ lớn.
D. xuất hiện một cách tức thời, ngay khi rọi sáng dù cường độ sáng rất nhỏ.
Câu 23: Khi xảy ra hiện tượng quang điện, nếu tăng cường độ chùm sáng kích thích lên ba lần thì
A. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng ba lần.
B. công thoát của electron giảm ba lần.
C. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng chín lần.
D. số electron quang điện thoát ra khỏi bề mặt kim loại dùng làm catốt trong mỗi giây tăng ba lần.
Câu 24: Chọn câu trả lời sai. Trong hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài
A. đều bứt được các êlectron ra khỏi khối chất.	
B. chỉ xảy ra khi ánh chiếu tới có bước sóng phù hợp.
C. bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện bên trong có thể thuộc vùng hồng ngoại. 
D. năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron trong khối bán dẫn nhỏ hơn công thoát của êlectrôn khỏi kim loại.
Câu 25: Trạng thái dừng của nguyên tử càng bền vững nếu năng lượng của nguyên tử ở trạng thái ấy
A. càng cao.	B. càng thấp.	
C. trung bình.	D. bất kì, trong các giá trị xác định đối với mỗi nguyên tử.
Câu 26: Khi nhìn một chữ màu đỏ qua kính màu xanh lam sẽ thấy chữ đó có màu
A. đen.	B. vàng.	C. xanh lam.	D. đỏ.
Câu 27: Nếu ánh sáng phát quang có màu lục thì ánh sáng kích thích có thể là
A. màu đỏ.	B. màu vàng.	 C. màu lam.	 D. màu cam.
Câu 28: Chọn câu sai.
A. Ánh sáng phát quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
B. Huỳnh quang và lân quang là hai dạng quang phát quang được phân loại theo thời gian phát quang.
C. Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.
D. Sự bức xạ nhiệt cũng là một dạng phát quang.
Câu 29: Tính chất nào sau đây không phải là của Laze?
A. Có tần số xác định.
B. Khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Truyền được trong chân không.
D. Có thể bị khúc xạ và phản xạ khi tryền tới mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 30: Catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,3 μm. Khi được chiếu sáng bằng bức xạ 0,25 μm thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là
A. 540 m/s.	B. 5,4 km/s.	C. 54 km/s.	D.540 km/s.
Câu 31: Để triệt tiêu dòng quang điện ta phải dùng hiệu điện thế hãm 3V. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện bằng
A. 1,03.106 m/s	B. 1,03.105 m/s	C. 2,03.105 m/s	D. 2,03.106 m/s
Câu 32: Năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđro là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là
	A. 0,122 μm.	B. 0,0913 μm.	.	C. 0,0656 μm.	.	D. 0,5672 μm.	
Câu 33: Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô, bước sóng của hai vạch Hα, Hβ lần lượt là λ1=0,656μm và λ2=0,486μm. Bước sóng đầu tiên trong dãy Pasen là
	A. 103,9nm.	B. 1875,4nm.	C. 1785,6nm	D. 79,5nm
VẬN DỤNG
Câu 34: Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc khe hẹp thì ánh sáng không tuân theo qui luật truyền thẳng.
B. Mỗi chùm sáng đơn sắc có bước sóng và tần số xác định.
C. Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và hiệu số pha luôn bằng không 
D. Trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, trên màn thu được các vết sáng, tối xen kẽ nhau nhưng không đều đặn.
Câu 35: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện có tần số giới hạn quang điện f0 = 6,1014Hz đồng thời hai bức xạ λ1 = 0,398μm, λ2 = 0,243μm, động năng ban đầu cực đại và vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện bằng
A. 4,204.10-19J; 2,29m/s. 	B. 4,204.10-19J; 9,24.1011 m/s.
	C. 8,179.10-19J; 1,34.106 m/s.	D. 4,204.10-19J; 9,6.105 m/s.
Câu 36: Catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66 μm. Chiếu vào catốt ánh sáng tử ngoại có bước sóng 033 μm. Hiệu điện thế UAK cần đặt vào giữa anốt và catốt để triệt tiêu dòng quang điện là
A. UAK ≤ -1,88eV. 	 	 B. UAK = -1,88 eV. 	 
C. UAK = 1,88eV. 	D.UAK ≥ -1,88eV.
Câu 37: Cường độ dòng quang điện bão hoà giữa catôt và anôt trong tế bào quang điện là 16μA. Cho điện tích của êlectrôn e=1,6.10-19C. Số êlectrôn đến được anôt trong một giây là
	A. 1014	B. 1016	C. 1010	D. 1018
Câu 38: Công suất của nguồn bức xạ λ = 0,3μm là P=2W, cường độ dòng quang điện bão hòa là I=4,8mA. Hiệu suất lượng tử là
	A. 1%.	B. 10%.	C.2%.	D. 0,2%.
Câu 39: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen là 15 KV. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen đó bằng
A. 0,83.10-8 m	B. 0,83.10-9 m	C. 0,83.10-10 m	D. 0,83.10-11 m
Câu 40: Trong ống Rơnghen, cường độ dòng điện qua ống là 8mA, hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 20kV. Đối catốt là một bản platin có diện tích 2cm2 và bề dày 3mm. Xem gần đúng rằng toàn bộ động năng của êlectrôn đập vào đối catốt đều chuyển thành nhiệt đốt nóng đối catốt. Cho D=21.103 kg/m3; C=120J/kg.độ ; e = 1,6.10-19 C. Hỏi sau bao nhiêu lâu nhiệt độ của đối catốt tăng thêm 500 0C? 
A. 4,725s 	B. 3,125s 	C. 5,125s	D. 6,725s
--------------------------HẾT------------------------

File đính kèm:

  • docSÓNG ÁNH SÁNG VÀ LTAS.doc