Viết bài tập làm văn số 1 bài viết ở nhà

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài tập làm văn số 1 bài viết ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Viết bài tập làm văn số 1 
 Bài viết ở nhà 

	
* Đề bài:
Hãy miêu tả chân dung người bạn mà em quý mến.
* Đáp án - Biểu điểm.:
1. Mở bài ( 1đ )
- Giới thiệu đối tượng: tên, cảm nhận chung về người bạn .
2. Thân bài ( 8đ )
- Hình dáng ( ăn mặc, tác phong, khuôn mặt, mắt ...3đ
- Tính nết ( 2,5đ )
- Hành động ( 2,5đ )
3. Kết bài ( 1đ )
- Khẳng định đối tượng là người bạn tốt được mọi người yêu quý.- Nguyện noi gương bạn.
......................................................................................................................

Kiểm tra 15 phút

1 : Từ nào là đại từ trong câu sau ? 
	 Ai đi đâu đấy hỡi ai 
	Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ? 
 A : Ai x B : Trúc C : Mai D : Nhớ 
2: Đại từ tìm được trong câu trên định để làm gì ?
	A : Trỏ người C : Hỏi người x
 B : Trỏ vật D : Hỏi vật 
3 :Cho biết từ "bác" trong dòng nào sau đây đc dùng như một đại từ xưng hô
A . Anh Nam là con trai của bác tôi.
B : Người là cha, là bác, là anh.
C: . Bác ngồi đó lớn mênh mông.
D: Chú cứ việc ngủ ngon
 	 Ngày mai đi đánh giặc
 	 Bác thức thì mặc Bác. x
Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nói lên cảm nghĩ của mình về ngày tựu trường trong đoạn văn có sử dụng đại từ 
…………………………………………………………………………






-Tiết 31, 32.Viết bài tập làm văn số 2
I . Đề bài:
Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu thích.
II : . Đáp án - Biểu điểm.
A. Yêu cầu chung:
- Viết bài mạch lạc, rõ ràng, lời văn trong sáng, tình cảm chân thật.
- Có thể chọn bất cứ cây nào ở làng quê VN.
- Xác địng đc yếu tố kể, miêu tả để bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
B. Một số định hướng cụ thể:
1. Mở bài : 
- Nêu tên 1 loài cây và ấn tượng, tình cảm, yêu thích của bản thân về loài cây đó.
2Thân bài : 6đ.
- Lần lượt nêu các biểu hiện của cảm xúc, chứng minh cho cảm xúc bằng các chi tiết cụ thể.
- Thông qua miêu tả: Hương vị, màu sắc, hình dạng, lá, hoa, quả, cây đó qua các mùa......
- Những hình ảnh ấy gợi nhớ, gợi thương, gợi cho em những cảm xúc gì?
- Những kỉ nệm đó gắn bó với thời thơ ấu của em ra sao?
- Những đặc tính của cây đó gợi cho em liên tưởng đến p/c gì của con người VN?
3. Kết bài - 1,5 đ.
- Khẳng định lại cảm xúc của bản thân đối với loài cây mà em yêu thích.
Trình bày - 1 đ. Rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả. 

………………………………………………………………………


Tiết 42
 KIểM TRA VĂN
* Đề bài:
 Phần 1: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Câu 1: Ca dao là 
A. Những lời hát ru của người xưa.
B. Những câu nêu lên kinh nghiệm của người xưa trong sản xuất.
C. Những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
D. Những câu thơ lục bát.
Câu 2 
Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương ,đất nước con người có đặc điểm chung gì ? 
A : Tả rất chi tiết những hình ảnh của thiên nhiên 
B : Gợi nhiều hơn tả 
C : Tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất 
D : Chỉ liệt kê địa danh 
Câu 3 Bài thơ sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? 
A: Hồi kèn xung trận 
B : Khúc ca khải hoàn 
C : áng thiên cổ hùng văn 
D : Bản Tuyên ngôn Đôc lập đầu tiên 
 Câu 4 :Bài thơ đã nêu bật nội dung gì ? 
A : Nước Nam là một nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào có thể xâm phạm được
B ::Nứôc Nam rộng lớn và hùng mạnh 
C : Nước Nam có nhiều nhân tài 
D : Gồm cả 3 ý trên 
Câu 5 :Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là 
A : Nữ hoàng thơ ca 
B : Thi tiên 
C : Bà chúa thơ Nôm
D : Cả 3 ý trên đều được 
 
Câu 6 : Nội dung chính của bài thơ “Bạn đến chơi nhà “ là gì ? 
	A : Thể hiện tình cảm ngặt nghèo ,khó sử của nhà thơ
	B : Thể hiện sự nghèo khó của gia đình nhà thơ 
	C : Thể hiện sự vui mừng của tác giả khi có bạn đến thăm 
	D : Thể hiện tình cảm chân thành ,tình bạn bè thắm thiết ,sáng trong 
 Phần 2: Tự luận
Câu 1: 
Có bạn cho rằng cụm từ: ta với ta trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang “ Và bài “Bạn đến chơi nhà “không có gì khác nhau .Em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao ? 
Câu 2 
 Trong các bài ca dao đã học về chủ đề gia đình và tình yêu quê hương đất nước, em thích nhất bài ca nào ? Vì sao em thích?
B) Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm )
Mỗi câu đúng 0,5 điểm 
Câu1: C Câu3 : D Câu5: C
Câu2 : B Câu4 :A Câu 6 : D
Phần II: Tự luận ( 6 điểm )
Câu 1 : 3,0 điểm 
 HS khẳng định ý kiến trên là sai 0,5 điểm 
	+Sự giống nhau về hình thức : cùng sử dụng đại từ ta …0,25 điểm 
	+ Sự khác nhau 
	-ở bài Qua Đèo Ngang cụm từ ta với ta chỉ sự cô đơn ,một mình đối diện vói chính mình : 0,75 điểm 
	- Trong bài Bạn đến chơi nhà cụm từ ta với ta chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn chan hoà ,vui vẻ …: 1 điểm 
Câu 2 
- Bài viết phaỉ nêu được nêu được tên bài ca dao đúng chủ đề yêu cầu mà mình thích
- Giải thích được lí do thích ( hình thức thể hiện , nội dung phản ánh) trên cơ sở cảm nhận của bản thân.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp , đúng chính tả.
………………………………………………………………..




Tiết 46.
 Kiểm tra tiếng việt


 cấp độ t. duy

 ND kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng số câu



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Văn học
Phương thức biểu đạt


C 5
 





1

Nội dung 


C 6, 7





2

Tác giả










Nghệ thuật










H/c stác









Tiếng
Việt




C 4





1


C 12







1




C 3





1




C8





1

 


C 11





1




C 10





1



Tập 
làm
Văn

C1, 2

C 9





3







C 13



1

 













C14


1
 Tổng số cõu
 Trọng số điểm
3
0,75

9
2,25 


1
2

1
5
14
10





I. Đề bài:

Phần 1: Trắc nghiệm:4,0 điểm 
 Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất?
Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy ? 
A. Xinh xắn
C. Đông đủ
B. Gần gũi
D. long lanh 
Câu 2: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ ghép chính phụ? 
A. Mưa rào
C. Mưa ngâu
B. Mưa gió
D. Mưa phùn
Câu 3: Đại từ "bao nhiêu" dùng để làm gì?
A. Để trỏ vào sự vật
C. Để hỏi về hoạt động, tính chất
B. Để hỏi về người
D. Để hỏi về số lượng.
Câu 4: Từ nào trong các từ sau đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa với "gia" trong gia đình?
A. Gia vị
C. Gia sản
B. Gia tăng
D. Tham gia
Câu 5: Dòng nào sau đây có sử dụng quan hệ từ?
A. Bảy nổi ba chìm	 C : Vừa trắng lại vừa tròn
B. Tay kẻ nặn D : tấmlòng son
Câu 6 : Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau : 
 Tàu vào cảng…..than .
 Lan đang ……cơm .
A : nhai B: ăn C : nhá D : chở 


Câu 7:Tìm từ trái nghĩa với từ "lành" và từ "chín" trong các cụm từ sau:
A. áo lành-…………………………. C: Cơm chín ……………………………
B. Tính lành………………………… D: quả chín …………………………..
Phần II Tự luận 
Câu 1 : Đặt câu với cặp từ đồng âm sau 
đá ……………………………………………………………………………..
đá ……………………………………………………………………………..
đông …………………………………………………………………………..
đông …………………………………………………………………………...
Câu 2 
 Viết đoạn văn ngắn từ 4->6 câu, nội dung nói về quê hương trong đó có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa.

II. Đáp án - Biểu điểm
Phần I Trắc nghiệm 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án 
C
B
D
C
C
A
A:rách C : sống 
B : nóng D : xanh 


Phần II Tự luận 
Câu 1 
HS đặt câu đúng ,mỗi câu 0,5 điểm 
Câu 2 
- Đúng hình thức đoạn văn : 0,5 điểm 
-Đúng chủ đề : 0,5 điểm 
-có sử dụng quan hệ từ hợp lí : 1,0 điểm 
_có sử dụng từ trái nghĩa:1,0 điểm 
-Văn viết hay ,có sự liên kết về nội dung và hình thức : 1,0 điểm 
………………………………………………………………………….




. Tiết 90
Kiểm tra tiếng việt


 cấp độ t. duy

 ND kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng số câu



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Văn học
Phương thức biểu đạt


C 5
 





1

Nội dung 


C 6, 7





2

Tác giả










Nghệ thuật










H/c stác









Tiếng
Việt




C 4





1


C 12







1




C 3





1




C8





1

 


C 11





1




C 10





1



Tập 
làm
Văn

C1, 2

C 9





3







C 13



1

 













C14


1
 Tổng số cõu
 Trọng số điểm
3
0,75

9
2,25 


1
2

1
5
14
10












I. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu1: Câu rút gọn là câu:
A: Chỉ có thể vắng CN
B. Chỉ có thể vắng VN
C : Có thể vắng cả CN và VN
D. Chỉ có thể vắng các TP phụ
Câu 2: Đâu là câu rút gọn cho câu hỏi: “ Hằng ngày, câu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?”
A: Hằng ngày mình dành nhiều thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất
C. Mình dành nhiều nhất thời gian cho đọc sách
D. Đọc sách
Câu 3: Câu “ Không nên sợ thất bại” là câu rút gọn TP nào?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về câu đặc biệt?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình CN - VN
B. Là câu không có cấu tạo theo mô hình CN - VN
C. Là câu chỉ có CN
D. Là câu chỉ có VN
Câu 5: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?
A. Từ hô gọi
B. Từ tình thái
C. Quan hệ từ
D. Số từ
Câu 6: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau:
A. Mẹ em là cô giáo.
B. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Khi thì ở chợ, ở đò, khi lại về phố.
D. Mưa rất to.
Câu 7: Trong câu: “ Ao hồ, vào mùa này, nước cạn sạch hết cả” đâu là Tp trạng ngữ?
A. Ao hồ
B. Ao hồ vào mùa này
C. Vào mùa này
D. Nước cạn sạch hết cả
Câu 8: Trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng nhằm mục đích:
A. Làm cho câu ngắn gọn
B. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
C. Làm nòng cốt câu được chặt chẽ 
D. Làm cho nd của câu dễ hiểu hơn
Phần 2: Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1:Viết một đoạn hội thoại trao đổi với bạn về việc học tập trong đó có sử dụng câu rút gọn . 
Câu 2: Viết đoạn văn từ 5 đến7 câu chủ đề về môi trường trong đó có dùng câu đạc biệt và trạng ngữ. 
II. Biểu điểm
Phần trắc nghiệm ( 4đ ) mỗi câu đúng 0.5đ
1 - C
2 - D
3 - A
4 - B

5- D 
6- C
7-A
8-B 

Phần tự luận (5đ )
Câu 1: ( 2 đ)
Viết được doạn hội thoại đúng chủ đề : 1,0 điểm 
Sử dụng câu rút gọn hợp lí ,diễn đạt tốt : 1,0 điểm 
- 
Câu 2 ( 4đ)
- Viết đoạn văn đúng nd ( 1đ )
- Sử dụng được TN ( 1.0đ )
-Sử dụng câu đặc biệt ( 1,0 đ)
- Diễn đạt lưu loát, trình bày đẹp ( 1đ)
...........................................................................
Tiết 95 - 96
Viết bài số 5 - văn lập luận chứng minh

I. Đề bài: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Em hãy làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa câu tục ngữ trên
B2: HS làm bài ( 90’ )
- GV theo dõi ý thức làm bài của HS
B3: Thu bài, nhận xét về thái độ, ý thức làm bài của HS
II. Đáp án và biểu điểm.
1. Yêu cầu chung
- Bước đầu biết dùng phương pháp lập luận chứng minh vào bài viết
- Biết dùng các lílẽ để giảng giải ý nghĩa và dẫn dắt chứng minh 
- Biết dùng các dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa câu ca dao.
- Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng
2. Một số định hướng cụ thể
a. Mở bài ( 1.5đ)
- Giới thiệu luận điểm cm: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết
- Trích dẫn câu tục ngữ
b. Thân bài ( 7đ )
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ( 1đ )
+ 1 cây đứng riêng rẽ, dù to lớn đến đâu cũng chỉ là một nét mong manh trên cái nền rộng lớn của thiên nhiên, nó không tạo được sự vững chãi, chắc chắn: 3 cây mọc gần nhau cành lá rườm ra che đỡ lẫn nhau có thể cản được sức gió, bóng râm mát 1 vùng tạo cho ta cảm giác vững chắc.
+ Từ sự quan sát hình ảnh trong TN, câu tục ngữ gợi sự liên tưởng đến sự đoàn kết trong cuộc sống con người.
* Chứng minh ý nghĩa của câu tục ngữ ( 6đ )
- Xét về lí: Số nhiều bao giờ cũng hơn, có nhiều cánh tay cùng làm, công việc sẽ mau chóng hoàn thành. Có nhiều bộ óc cùng nghĩ sẽ có kết quả tốt hơn. Có sự đồng lòng, nhất trí, việc khó mấy cũng thực hiện được ( ngoài XH, trong gđ, trong học tập...)
- Xét về thực tế
+ Trong đấu tranh dựng và giữ nước sử sách còn ghi lại bao chiến công lừng lẫy của ông cha do được nd hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp sức lại ( khởi nghĩa Bà Trung, Ngô Quyền, TQT, Lam Sơn.. )
+ Thế kỉ 20 nhờ tinh thần đoàn kết chúng ta đã chiến thắng 2 đế quóc sừng sỡ nhất đõ là đế quốc Mĩ và thực dân Pháp như Bác Hồ đã kđ “Đoàn.....công”
+ Trong lao động sản xuất, đi chống thiên tai, đoàn kết đã tạo sức mạnh cho nd ta chiến thắng tất cả, khó khăn
+ Trong văn học: Câu chuyện về bó đũa.
c. Kết bài: ( 1.5đ )
- Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết
- Bài học cho bản thân
3. Biểu điểm
Điểm 9,10: Đảm bảo được các yêu cầu và định hướng trên. Bài lập luận chắt chẽ, có sức thuyết phục, dẫn chứng phong phú. Trình bày sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả, văn viết mạch lạc, trôi chảy.
Điểm 7,8: Đảm bảo được những yêu cầu và định hướng trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Có thể còn mắc lỗi chính tả hoặc lỗi trình bày.
Điểm 5,6: Đảm bảo được các yêu cầu và định hướng trên. Song đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, lập luận chưa chặt chẽ. Bài viết mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt
Điểm 3,4: Bài viết sơ sài, chưa biết dùng dẫn chứng và lí lẽ để cm
Điểm 1,2: Bài viết lạc đề
……………………………………
Tiết 98
Kiểm tra văn

Ma trận đề:


 cấp độ t. duy

 ND kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng số câu



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Văn học
Phương thức biểu đạt


C 5
 





1

Nội dung 


C 6, 7





2

Tác giả










Nghệ thuật










H/c stác









Tiếng
Việt




C 4





1


C 12







1




C 3





1




C8





1

 


C 11





1




C 10





1



Tập 
làm
Văn

C1, 2

C 9





3







C 13



1

 













C14


1
 Tổng số cõu
 Tổng số điểm
3
0,75

9
2,25 


1
2

1
5
14
10











I. Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm ( 4 điểm )
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất 
Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học dân gian	C. Văn học thời kì chống Pháp
B. Văn học viết	D. Văn học thời kì chống Mĩ
Câu 2: Tục ngữ là gì?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân vềmọi mặt
C. Là một thể loại văn học dân gian
D. Cả ba ý trên
Câu 3: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ:
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen	C. Một nắng , hai sương
B. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ	D. Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 4: Câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên về:
A. Tinh thần đoàn kết	C. Tình cảm gia đình
B. Lòng biết ơn	D. Tinh thần tương thân tương ái
Câu 5: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
C. ý nghĩa văn chương	D. Mùa xuân của tôi
Câu 6: Văn bản: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là bài viết của ai?
A. Hoài Thanh	C. Đặng Thai Mai
B. Phạm Văn Đồng	D. Hồ Chí Minh
Câu 7: Bài viết: “ Đức tính giảndị của Bác Hồ” đề cập đến sự giản dị của BH trong những phương diện nào?
A. Bữa ăn, công việc	C. Quan hệ vớimọi người,trong lời nói
B. Đồ dùng, căn nhà	D. Cả 3 phương diện trên
Câu 8: Dòng nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật nghị luận của bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể	 C. Thấm đượm tình cảm chân thành
B. Kết hợp chứng minh , bình luận, giải thích D. Dùng nhiều câu đặc biệt
Phần 2: Tự luận ( 6đ )
Câu 1 : Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “
Viết đoạn văn chứng minh: Bác Hồ rất giản dị ( từ 15 -> 20 câu)
* Trình bày : 1đ
II. Biểu điểm:
1. Phần trắc nghiệm ( 4đ ): Mỗi câu đúng cho 0,5 đ
1.A	3.C	5.D	7.D
2.D	4.B	6.B	8.D
2. Phần tự luận.( 6đ )
Câu 1 : 2 điểm 
- HS Nêu được : Thành công về nội dung v à nghệ thuật 
 Qua bài văn của Bác ,em thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta – Một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng.
 Câu 2 : 4 điểm 
- Nội dung ( 3đ )
+ Đoạn văn phải làm nổi bật đức tính giản dị của BH trong lối sống trong việc làm, trong quan hệ với mọi người ( có dẫn chứng để cm )
+ HS biết vận dụng phương pháp lập luận chứng minh để viết đoạn
- Hình thức (1đ )
+ Ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, chữ viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp
- Trình bày bài viết sạch đẹp , khoa học ( 1đ )
…………………………………..
Viết bài tập làm văn số 6 ( ở nhà ) ra giấy ( Nộp thứ - )
Đề bài: Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao
7A: 	“ Anh em như chân với tay
Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
7B: Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn?”

……………………………..
Kiểm tra 15 phút.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Thành công về nghệ thuật của văn bản: “ Sống chết mặc bay” là:
A: Liệt kê và tăng cấp 
B :Tương phản, đối lập ,so sánh
C : Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh
D :Trí tưởng tượng phong phú
2. Giá trị nội dung tư tưởng của văn bản: “ Sống chết mặc bay” là gì:
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân.
B. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền
C. Dựng lại cảnh hộ đê ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân
D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống, sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại. 
Câu3 : Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản : Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn 

File đính kèm:

  • doche thong de thi .doc
Đề thi liên quan