Viết đề bài tập làm văn số 1 (văn thuyết minh)

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết đề bài tập làm văn số 1 (văn thuyết minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
(Văn thuyết minh)

 Đề ra: Trình bày một lễ hội đặc sắc ở quê hương em?
Yêu cầu của đề ra
-Chọn một lễ hội đặc sắc ở địa phương hoặc một lễ hội lớn trong vùng .
-Phương pháp thuyết minh kết hợp với miêu tả , giải thích và phân tích để hình thành triển khai các ý:
+Miêu tả kiến trúc, quang cảnh.
+ Giải thích ý nghĩa các hoạt động trong lễ hội.
Đáp án (thang điểm)
*Mở bài: Giới thiệu lễ hội: thời gian, địa điểm, ý nghĩa khái quát (1điểm).
*Thân bài: -Nguồn gốc của lễ hội (1điểm).
 - Hình ảnh kiến trúc khu di tích (2điểm)
 - Miêu tả không khí lễ hội (1.5điểm)
 - Hoạt động của lễ hội và ý nghĩa của từng hoạt động(2.5điểm)
*Kết bài: Khẳng định ý nghĩa văn hóa của lễ hội (1điểm)

* Đáp án: Biểu điểm
- Hình thức; - đúng thể loại	2 điểm
	- Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Nội dung: Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung	Mở bài: 1 điểm.
	Thân bài: (2 ý) 5 điểm.
	Kết bài: 1 điểm.

* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt được cộng thêm(1đ).

















	 	
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Thời gian : 90’
	
-Đề ra: 
 Tưởng tượng 20 năm sau vào một mùa hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động.
	
Đáp án( thang điểm)
* Mở bài:(1đ)- giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và địa vị của mình khi viết thư cho bạn.
-Cảm xúc của bản thân khi viết thư cho bạn.
* Thân bài:(7đ) Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những sự đổi thay:
- Nhà trường lớp học như thế nào?
-Cây cối ra sao ?
- Quang cảnh ngôi trường, sân trường như thế nào?
-Tâm trạng khi đi tới trường.
Có những kỉ niệm gì trở về trong kí ức.
-Kỉ niệm với bạn đang viết thư.
- Gặp ai, hỏi chuyện gì (bác bảo vệ hay học sinh đi học hè.
*Kết bài:(1đ) - Suy nghĩ gì về ngôi trường.
	- Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp.
	- Kết thúc thư.
* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt được cộng thêm(1đ).






















PHÒNG GD&ĐT TX Buôn Hồ Kiểm tra: Tiết 48 Năm học 2010-2011
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ	 Môn Ngữ Văn Lớp 9 (chuẩn)
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Thời gian: 45’ Họ và tên:...........................................	 Lớp: 9A..... 
Điểm





Lời phê của giáo viên

ĐỀ RA:
I/ Phần trắc nghiệm:(4 điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương”có nguồn gốc từ đâu?
 A. Dã sử ; 	 B. Lịch sử 	 C . Truyền thuyết ; D .Truyện cổ tích
Câu2: Có thể thay thành ngữ “nghi gia nghi thất” bằng cách diễn đạt nào ?
A . Đông con nhiều cháu ; 	 B . Trong ấm ngoài êm 
 C.Nên cửa nên nhà ; D. Bách niên giai lão
Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất về các cuộc dạo chơi của chúa trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
 A Bày đặt cầu kì ; 	 B . Bắt chước, lố lăng 
 C .Nhiều người hầu hạ ; 	 D. Chuẩn bị tỉ mỉ 
Câu 4: Nhận xét nào đúng về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
 A. Giá trị nhân đạo sâu sắc ; B . Giá trị hiện thực lớn lao 
 C Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc ; D . Giá trị hiện thực và yêu thương con người 
Câu 5: Nguyễn Du dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả chị em Thúy Kiều?
 A . Bút pháp tả thực ; B . Bút pháp ước lệ 
 C . Bút pháp tự sự ; D. Bút pháp lãng mạn 
Câu 6 : Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” cho ta thấy khả năng nào của Nguyễn Du ? 
 A . Khắc họa tính cách nhân vật ; 	 B . Tả cảnh thiên nhiên 
 C . Phân tích diễn biến tâm lí	 ; D . Sử dụng từ ngữ dân gian
 II/ Tự luận điểm : 6 điểm 
Câu1: (2đ)Nêu những ý chính trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ?
Câu 2: (4đ) a. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
	 b. Phân tích việc dạo chơi của chúa Trịnh qua đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ?	
Bài làm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................




ĐÁP ÁN VĂN 9 TIẾT 48
Phần trắc nghiệm
1. D	; 2. C	 ; 3. A ; 4. C	; 5. B	; 6. A	
	II. Phần tự luận
	Câu 1: (2đ) – Những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh tốn kém. Chúa cho xây dựng đền đài liên miên để phục vụ cho sự ăn chơi xa hoa lãng phí.
Bọn quan quân thừa gió bẻ măng, chúng vừa ăn cắp vừa la làng. Vơ vét tài sản của nhân dân.
Câu 2:(4đ) a. Vẻ đẹp của Thúy Vân:
Khuôn mặt phúc hậu
Lông mày đẹp
Miệng cười tươi như hoa
Tiếng nói trong như ngọc
Tóc óng mượt hơn mây
Da trắng hơn tuyết
b. Việc dạo chơi của chúa Trịnh:
- Mỗi tháng ba, bốn lần
-Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
-Các nội thần đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
-Xây dựng đền đài liên miên gây tốn kém, lãng phí.






















	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 – TIẾT 48

Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Chuyện người con gái Nam Xương
X







2
Chuyện người con gái Nam Xương


x





3
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
X







4
Truyện Kiều
X







5
Chị em Thúy Kiều


x





6
Mã Giám Sinh mua Kiều


x





Phần TL









1
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh





x


2a
Chị em Thúy Kiều







x
2b
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh







x
Tổng số câu (9 câu)
Tổng điểm
5
(1.5đ)

3
(1.5đ)


2
(2.0đ)

1
(5.0đ)
 Tỉ lệ %
15 %

15 %

20 %

50 %


	









	
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Thời gian : 90’
	
-Đề ra: 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
	
Đáp án( thang điểm)

* Mở bài:(1đ)- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do cuộc gặp gỡ của em với các chiến sĩ lái xe.
- Giới thiệu chung tính cách của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa..
* Thân bài:(7đ) 
Ý1: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khoẻ vang.
Tiếng cười: sảng khoái.
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫ có nét hóm hỉnh, yêu đời.
Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
Ý 2: cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mỹ gian khổ ác liệt…
“Trên tuyến đường Trường Sơn, giặc Mỹ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mỹ cùng với những cung đường - đốt cháy những cánh rừng…
Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến(cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mỹ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vỡ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước.
- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hoà bình của con người…). 
- Trách nhiệm giữ gìn hoà bình.
c. Kết luận: Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.
* Đáp án: Biểu điểm
- Hình thức; - đúng thể loại	2 điểm
	- Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Nội dung: Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung	Mở bài: 1 điểm.
	Thân bài: (2 ý) 5 điểm.
	Kết bài: 1 điểm.

* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt được cộng thêm(1đ).

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ Kiểm tra: Tiết 74 	Năm học 2010-2011
 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ	 Môn Ngữ Văn Lớp 9 (chuẩn)
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Thời gian: 45’ 
Họ và tên:...........................................	Lớp: 9A..... 
Điểm





Lời phê của giáo viên

Đề bài
I/ Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: Từ “đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	A. Đầu bạc răng long	B. Đầu súng trăng treo
	C. Đầu non cuối bể	D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 2: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?
	A. Không thích đánh trống bằng dùi	B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm
	C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống	D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?
	A. Lênh khêng	B. Lảo đảo
	C. Rào rào	D. Chênh vênh
Câu 4: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
	A. Mong manh	B. Nhũng nhẵng
	C. Bọt bèo	D. Rắn rỏi
Câu 5: Từ nào không thuộc cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
	A. Vó	B. Chài
	C. Lưới	D. Thuyền
Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
	A. Mỡ màu	B. Mịn màng
	C. Lơ lửng	D. Lao xao
Phần tự luận: (7đ) 
Câu 1: (2đ) a.Cho hai ví dụ về một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
 b.Tìm 5 từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc .
Câu 2: (3đ) Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 8 câu tả cảnh về quê hương em. Trong đó có sử dụng 8 từ thuộc 
	hai trường từ vựng khác nhau .( chỉ rõ các từ thuộc mỗi trường từ vựng)
Câu 3: (2đ) Xác định từ láy và từ ghép trong số những từ sau: rắn rỏi, bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong muốn, mong manh, mịn màng.
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án : Văn 9 Tiết 74
Phần trắc nghiệm
1. A	 ; 2. B ; 3. C	; 4. C	; 	 5. D	 ;	6. A	 
	II. Phần tự luận
Câu 1: (2.0) a. Tươi : + cá tươi – cá ươn
	+ hoa tươi - hoa héo
	Tốt : + đất tốt – đất xấu
	+ học lực tốt – học lực yếu
b. 5 từ láy tăng nghĩa so với nghĩa gốc : ầm ầm, rào rào, sát sàn sạt, sạch sành sanh, mập mạp
Câu 2:(3.0đ) 
HS viết đoạn văn có dùng các từ cùng trường từ vựng, và chỉ rõ các từ cùng trường từ vựng được .
Câu 3: (2.0) Từ láy: nhũng nhẵng, rắn rỏi, mong manh, mịn màng. 
	Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, mong muốn, 





























MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 – TIẾT 74

Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Sự phát triển của từ vựng


x





2
Thành ngữ


x





3
Từ tượng thanh, từ tượng hình
x







4
Từ láy
x







5
Trường từ vựng
x







6
Từ ghép
x







Phần TL









1a
Từ trái nghĩa





x


1b
Từ láy





x


2
Trường từ vựng







x
3
Từ ghép, từ láy





x


Tổng số câu (10 câu)
Tổng điểm
4
(2.0đ)

2
(1.0đ)


3
(4.0đ)

1
(3.0đ)
 Tỉ lệ %
20 %

10 %

40 %

30 %











PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ Kiểm tra: Tiết 75Năm học 2010-2011
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ	 Môn Ngữ Văn Lớp 9 (chuẩn)
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Thời gian: 45’ Họ và tên:...........................................	Lớp: 9A..... 
Điểm





Lời phê của giáo viên

Đề bài
I/ Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1 Bài thơ “Ánh trăng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
	 A. Kháng chiến chống Pháp 	C. Sau ngày thống nhất đất nước 
	 B. Kháng chiến chống Mĩ 	D. Giai đoạn 1980
Câu 2: Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” khi trên xe có lúc tại sao nhà họa sĩ và cô gái nín bặt ? 
 A . Bác lái xe đề nghị im lặng 	 C. Cả hai người đều quá mệt mỏi 
 B Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ D. Cả hai người đã hết chuyện nói
Câu 3: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” loài cá nào được ví như đoàn thoi dệt biển ?
 A. Cá song ; 	 C .Cá nhụ 	 
 B . Cá thu ;	 D . Cá đé 
Câu 4: Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh nào ? 
A, Khi giặc đốt làng 	 C , Khi đi sơ tán 
B, Khi nhà thơ đi bộ đội 	 D , Khi đi học ở nước ngoài 
Câu 5: Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? 
A, Hoán dụ và tượng trưng 	 C , So sánh và nhân hóa 
B, Nhân hóa và tượng trưng 	 D , So sánh và ẩn dụ 
Câu 6: Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, vì sao em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ?
A, Em bị ốm cần chăm sóc đặc biệt C, Do thói quen của người mẹ dân tộc Tà-Ôi 
B, Em thích ngủ trên lưng mẹ D, Do gia đình không có ai trông nom 
 II/ Tự luận điểm : 7 điểm 
Câu 1: (3.0đ) Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nét nổi bật nhất theo em là gì ?
Câu2: (4.0đ) Bình luận về vẻ đẹp của khổ thơ : 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 	 Đầu súng trăng treo .
Bài làm
Đáp án : Văn 9 Tiết 75
Phần trắc nghiệm
1. C	; 2. B	 ; 3. B ; 4. D	; 5. A	; 	 6. C	
	
II. Phần tự luận
Câu 1: (3.0đ)
 –Ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có nét khá đặc biệt là gần với văn xuôi , gần với lời nói bình thường hằng ngày 
+ Câu thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính” có giọng lập luận pha chút lí sự của lính.Những từ ngữ như: ừ thì có bụi , ừ thì ướt áo, chưa cần rửa , chưa cần thay có màu sắc ngôn ngữ hằng ngày của lính. 
+ Nét nổi bật của bài thơ là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và trong thơ chống Mĩ nói chung.
Câu 2:(4.0đ) Vẻ đẹp của khổ thơ sau là :
+ Khổ thơ cuối như một tượng đài về tình đồng chí và sức mạnh của người lính. Trên nền hùng vĩ của rừng hoang , hình ảnh lãng mạn của những người lính sát cánh kề vai sừng sững chờ đợi giặc . Vàng trăng như thấp xuống , treo trên đầu mũi súng của họ.
+ Đầu súng là biểu tượng của chiến tranh khói lửa hiểm nguy, còn vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình.
+ Đầu súng là hình ảnh hiện thực, còn vầng trăng là hình ảnh lãng mạn bay bổng, người lính luôn lãng mạn yêu đời luôn nghĩ về và mơ ước một cuộc sống hòa bình.
Người chiến sĩ có vầng trăng làm bạn, tình đồng chí của họ sáng như vầng trăng. Họ chiến đấu vì tình cảm nhưng cũng vì vầng trăng hòa bình. 




















MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 – TIẾT 75

Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Ánh trăng


x





2
Lặng lẽ Sa Pa


x





3
Đoàn thuyền đánh cá
x







4
Bếp lửa
x







5
Bài thơ về tiểu đội xe ...


x





6
Khúc hát ru những em bé lớn trên …


x





Phần TL









1
Bài thơ về tiểu đội xe ...





x


2
Đồng chí







x
Tổng số câu (8 câu)
Tổng điểm
2
(1.0đ)

4
(2.0đ)


1
(3.0đ)

1
(4.0đ)
 Tỉ lệ %
10 %

20 %

30 %

40 %












	PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ KIỂM TRA HỌC KÌ I NH:2010-2011
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	(Thời gian làm bài: 90 phút)

Họ và tên:...........................................	Lớp: 9A..... 
Điểm





Lời phê của giáo viên
	


ĐỀ RA: 
Câu 1: (2.0đ) Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nét nổi bật nhất theo em là gì ?

Câu 2: (2.0đ) a.Cho hai ví dụ về một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
 b.Tìm 5 từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc .

Câu 3: (6đ) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.



ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN)
Thời gian làm bài: 90 phút

	
Câu 1: (2.0đ)
- Ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có nét khá đặc biệt là gần với văn xuôi , gần với lời nói bình thường hằng ngày. 
- Câu thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính” có giọng lập luận pha chút lí sự của lính.Những từ ngữ như: ừ thì có bụi , ừ thì ướt áo, chưa cần rửa , chưa cần thay có màu sắc ngôn ngữ hằng ngày của lính. 
- Nét nổi bật của bài thơ là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và trong thơ chống Mĩ nói chung.
Câu 2: (2.0) a. Tươi : + cá tươi – cá ươn
	 + hoa tươi - hoa héo
	 Tốt : + đất tốt – đất xấu
	 + học lực tốt – học lực yếu
b. 5 từ láy tăng nghĩa so với nghĩa gốc : ầm ầm, rào rào, sát sàn sạt, sạch sành sanh, ào ào, …

Câu 3: (6.0đ) 
* Mở bài:
- Nêu vị trí đoạn trích trong truyện.
- Đoạn thơ là bức tranh tâm tình đầy xúc động, biểu hiện tâm trạng Thúy Kiều.
* Thân bài: 
Phân tích các tâm trạng của Thúy Kiều.
Buồn, cô đơn, trơ trọi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn quanh lầu Ngưng Bích.
Nỗi nhớ của Kiều:
- Nhớ Kim Trọng, nàng thương chàng Kim đợi chờ tin nàng một cách uổng công.
- Nhớ cha mẹ, thương cha mẹ ngày tựa cửa đợi tin nàng, cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng thì ở xa không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ được .
- Nhớ Kim trọng trước nhớ cha mẹ sau là phù hợp tâm lí Kiều. Vì chữ hiếu phần nào nàng đã đền đáp được (bán mình chuộc cha và em), còn chữ tình thì còn dang dở. Chính nàng là người làm cho mối tình đầu tan vỡ, bây giờ nàng thương chàng Kim là người đau khổ nhất 
Buồn, lo sợ:
- Buồn thân phận mình không biết sẽ trôi dạt về đâu giữa dòng đời vô định, lo sợ những bão táp, tai họa sẽ ập đến đời nàng lúc nào không biết.
* Kết bài: 
- Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất trong “Truyện Kiều”, đặc sắc về nghệ thuật là “tả cảnh ngụ tình”, tả cảnh vật để thể hiện tâm trạng nhân vật.
* Biểu điểm
- Hình thức; - Đúng thể loại	
	- Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Nội dung: Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung ;	
+ Mở bài: 1,0 điểm.	
+ Thân bài: 4,0 điểm.	
+ Kết bài: 1,0 điểm.


File đính kèm:

  • docBo de Van 9 ki I.doc
Đề thi liên quan